Cây Xương Khỉ có phải là cây Hoàn Ngọc không? Phân biệt
Cây xương khỉ có phải là cây hoàn ngọc không? Cách phân biệt và nhận biết 2 loại cây này như thế nào? Tất cả nội dung này sẽ có trong bài viết chia sẻ này của chúng tôi nhé.
Last updated
Cây xương khỉ có phải là cây hoàn ngọc không? Cách phân biệt và nhận biết 2 loại cây này như thế nào? Tất cả nội dung này sẽ có trong bài viết chia sẻ này của chúng tôi nhé.
Last updated
Gần đây, rất nhiều quý độc giả gửi thư về Blog Sản Phẩm Gia Truyền mong muốn được giải đáp thắc mắc cây Xương Khỉ là cây gì? Cách nhận biết cây Xương Khỉ? Cây Xương Khỉ có phải cây Hoàn Ngọc hay không?
Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ dành thời gian giúp các bạn nhận biết được cây Xương Khỉ. Thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Cây Xương Khỉ là cây gì?
Cây Xương Khỉ có tên khoa học là Clinacanthus nutans, trong dân gian còn gọi bằng nhiều tên khác nhau như cây Bìm Bịp, cây Bách Giải, cây Mảnh Cộng,..
Trong Đông y, cây Xương Khỉ được xem là vị thuốc quý, dùng để hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh như ung thư, gan, xương khớp,..
Trong Đông y, tất cả các bộ phận của cây Xương Khỉ đều được sử dụng để làm thuốc.
Cây Xương Khỉ có phải là cây Hoàn Ngọc không
Cây xương khỉ có phải là cây hoàn ngọc không? Chúng có những đặc điểm nào để nhận biết?
Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết cây Hoàn Ngọc với cây Xương Khỉ.
+Phân biệt cây Xương Khỉ (Bìm Bịp): thuộc loại thân thảo, thân nhỏ (chỉ bằng nửa đầu đũa), mềm, phân đốt, mỗi đốt cách nhau từ 8-10cm. Cây Xương Khỉ thường mọc thành bụi, lá có hình mũi mác, thon dài, màu xanh thẫm, cuống lá ngắn. Hoa Xương Khỉ có màu hồng hoặc đỏ, tràng hoa có hoa môi, rũ xuống dưới ngọn. Trong dân gian, cây Xương Khỉ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây Bìm Bịp, cây Mảnh Cộng, cây Bách Giải. Trong Đông y, Xương Khỉ có vị ngọt, tính bình có tác dụng giải độc, mát gan, kháng viêm, giảm đau rất tốt.
Thảo dược thường được sử dụng để cầm máu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ điều trị vàng da, men gan cao, viêm gan, ung thư (ung thư phổi, ung thư gan, ung thư vú,..), xương khớp, gãy xương, viêm khớp, đau nhức, bong gân rất hiệu quả.
+Phân biệt cây Hoàn Ngọc: thuộc loại thân gỗ, cây có đường kính từ 2-3cm. Đặc điểm cây Hoàn Ngọc giống với cây Xương Khỉ đó là lá hình mác, lá rất giống nhau, cuống dài 2cm. Cây Hoàn Ngọc có 2 loại, loại có lá màu xanh và loại có lá màu tía. Riêng với cây có lá màu tía thì thân cây thường nhỏ hơn cây có lá màu xanh. Đặc điểm các bạn dễ dàng nhận thấy sự khác biệt đó là khi lá còn tươi bên trong có nhiều dịch nhầy, cây rất ít khi ra hoa, hoa Hoàn Ngọc có 2 loại là hoa màu trắng pha tím và hoa màu đỏ.
Cây Hoàn Ngọc hoa đỏ: khi lá còn non có màu nâu nhạt hoặc nâu đỏ, lá có nhiều lông tơ, vị lá chua và chát. Mặt dưới phiến lá màu đỏ hoặc tím, khi lá già sẽ chuyển sang màu đỏ thẫm, cây Hoàn Ngọc hoa đỏ ít được sử dụng.
Cây Hoàn Ngọc hoa trắng: lá cây màu xanh nhạt, cả 2 mặt lá đều có máu xanh nhạt, lá tươi có chứa nhiều dịch nhầy. Cây thường được sử dụng để làm thuốc. Các bạn nên lưu ý, cây Hoàn Ngọc hoa trắng là loại cây dễ bị nhầm lẫn với cây Xương Khỉ nhất.
Cây Hoàn Ngọc thuộc loại thảo dược sống lâu năm, thường có chiều cao từ 1-2m, khi cây già thân sẽ hóa thành gỗ. Quả cây Hoàn Ngọc thuộc loại quả nang, bên trong chứa từ 3-4 hạt.
Trong dân gian, cây Hoàn Ngọc được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây Con Khỉ, cây Ngọc Tía, cây Xuân Hoa, cây Nhật Nguyệt, cây Tú Ình, cây Lan Điền, Lay Gàm, Thần Tượng Linh, cây Trạc Mã, cây Nội Đồng,..
Khác biệt hoàn toàn với cây Xương Khỉ, cây Hoàn Ngọc không mùi, không vị, thường được dùng để hỗ trợ điều trị các vấn đề về đường ruột, táo bón, dạ dày, huyết áp, u bướu, tiền liệt tuyến, u xơ phổi, rối loạn tiêu hóa, tim mạch, giúp cầm máu, phục hồi sức khỏe rất tốt.
Từ những chia sẻ trên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra, một cây tên gọi là Xương Khỉ, một cây tên gọi Con Khỉ, thoạt nghe dễ nhầm lẫn cũng là điều dễ hiểu. Chưa kể so sánh đặc điểm bề ngoài, hình dáng lá mũi mác cũng khá giống nhau, nên rất dễ nhầm lẫn.
Tuy nhiên, cây Xương Khỉ không phải là cây Hoàn Ngọc. Do đó, đòi hỏi các bạn cần trang bị kiến thức về cách nhận biết để phân biệt đúng, giúp các bạn sử dụng đúng thảo dược để hỗ trợ điều trị bệnh chính xác.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cách nhận biết cây Xương Khỉ. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi đã phần nào giải đáp thắc mắc của quý độc giả gần xa.
Tham khảo:
+ Cách ngâm rượu cây xương khỉ
Chúc các bạn nhận biết cây Xương Khỉ chính xác!