Cách nhận biết cây Cà Gai Leo chuẩn xác nhất
Nhắc đến Cà Gai Leo, chắc hẳn mọi người không còn xa lạ về loại thảo dược này. Cà Gai Leo, một loại thảo dược được người dân sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.
Last updated
Nhắc đến Cà Gai Leo, chắc hẳn mọi người không còn xa lạ về loại thảo dược này. Cà Gai Leo, một loại thảo dược được người dân sử dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan.
Last updated
Ngoài ra, thảo dược còn được sử dụng để giải rượu, hỗ trợ điều trị một số bệnh như lậu, chảy máu chăn răng, phong thấp,..
Vậy, làm sao để có thể nhận biết cây Cà Gai Leo? Cây Cà Gai Leo mọc ở đâu? Sau đây, thân mời các bạn cùng tìm hiểu!
Cách nhận biết cây Cà Gai Leo
Cà Gai Leo hay còn có tên khoa học là Solanum Procumbens Lour, thảo dược thuộc họ Cà (Solanaceae). Trong dân gian, Cà Gai Leo còn được mọi người biết đến bằng những cái tên khác nhau như Cà Quýnh, Cà Cườm, Cà Gai Dây, Cà Vạnh, Cà Lù, Cà Bò,..
Từ xưa đến nay, người ta thường sử dụng Cà Gai Leo để thanh nhiệt, giải độc, mát gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về gan như men gan cao, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Cà Gai Leo thuộc loại thân gỗ nhỏ, dây leo, sống lâu năm. Thảo dược thường mọc dưới những cây gỗ lớn hoặc cành vươn xa, xòe rộng, thân dài từ 0,6-1m, vì là loại thân leo nên nhiều dây leo có thể bò dài đến 6 mét. Cà Gai Leo toàn thân có nhiều lông trắng mịn, cây lâu năm thân sẽ hóa gỗ, nhằn, phân thành nhiều nhánh. Lá và thân Cà Gai Leo có nhiều gai nhọn, rất dễ nhận biết.
Lá Cà Gai Leo có hình dáng thon dài, hình trứng hoặc trụ dài, màu xanh lục, mọc đối xứng nhau. Mặt trên và mặt dưới phiến lá có nhiều lông mềm. Hoa Cà Gai Leo thường có 2 màu đó là màu trắng và tím, tùy thuộc loại Cà Gai Leo mà hoa sẽ có màu sắc khác nhau. Tuy nhiên, đối với Cà Gai Leo được dùng để làm thuốc các bạn nên sử dụng Cà Gai Leo hoa trắng, còn Cà Gai Leo hoa tím không có thành phần dược chất, không có tác dụng để hỗ trợ điều trị bệnh, nên thường không được sử dụng để làm dược liệu.
Ngoài ra, trong dân gian người ta thường nhầm lẫn Cà Gai Leo với Cà dại, tuy nhiên so về thành phần dược chất thì Cà Gai Leo vượt trội hơn hẳn, đồng thời Cà Gai Leo là một thảo dược rất lành tính, không độc.
Đối với Cà Gai Leo thường được sử dụng làm thuốc cây sẽ có hoa nhỏ, màu trắng, nhụy vàng. Hoa Cà Gai Leo có hình dáng giống hoa Cà, mỗi cánh hoa có từ 4-6 cánh, thường ra hoa vào tháng 4-8 hằng năm. Quả Cà Gai Leo thường xuất hiện vào tháng 8-12 hằng năm, khi sống quả Cà Gai Leo có màu xanh còn khi chín thì quả chín, đỏ mọng nhìn rất bắt mắt. Quả Cà Gai Leo có hình dáng tròn, hình cầu, đường kính từ 7-9mm, bên trong chứa nhiều hạt, hạt có hình dáng hình quả thận.
Khi còn non, thân Cà Gai Leo mềm, cây thường có chiều cao từ 20-30cm, rất dễ nhận ra. Hiện nay, Cà Gai Leo phân bố ở nhiều nơi, tùy vào mỗi vùng miền mà thảo dược sẽ có hình dáng và màu sắc khác nhau.
Cà Gai Leo miền Trung: do khí hậu khắc nghiệt của các tỉnh miền Trung nên Cà Gai Leo có thân cằn cỗi, màu nâu, rất cứng cáp.
Cà Gai Leo miền Bắc và miền Nam: trái ngược với khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, khí hậu miền Bắc và miền Nam với lượng mưa nhiều hơn, thuận lợi cho cây Cà Gai Leo sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Do đó, Cà Gai Leo có thân, cành, lá xanh tốt, cây to, dây ngắn hơn Cà Gai Leo miền Trung.
Trên đây là những kiến thức chia sẻ về cách nhận biết Cà Gai Leo cũng như Cà Gai Leo mọc ở đâu. Hy vọng những kiến thức trên sẽ bổ ích dành cho các bạn.
Chúc các bạn sử dụng Cà Gai Leo hiệu quả!